Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Israel sẽ tấn công vào Rafah bất kể có đạt được thỏa thuận ngừng bắn hay không
    Tin Việt Nam
Lãnh đạo Việt Nam gửi điện thăm hỏi Campuchia sau vụ nổ kho đạn
    Tin Cộng Đồng
Nắng nóng kỷ lục tại nhiều bang của Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
David Beckham kiện tài tử 'Transformers'
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Văn Học
CƠN ÁC MỘNG MỸ (3)
Ngay từ năm 1868, luật pháp liên bang đã quy định người Mỹ da đen phải được đối xử như người da trắng và một thời gian ngắn sau đó, người Mỹ gốc Phi châu được quyền bỏ phiếu. Nhưng rất tiếc không phải mọi tiểu bang đều tuân theo luật. Sau cuộc nội chiến, sự phân biệt và khác biệt đối xử vẫn phổ biến, đặc biệt ở các tiểu bang miền Nam

Làm thế nào Hoa Kỳ trở thành một quốc gia bị chia rẽ



CHƯƠNG 2



Ước muốn phân cực



Nếu muốn hiểu làm thế nào các chính trị gia và cử tri Mỹ trở thành xa lạ với nhau, chúng ta phải quay lại thời điểm họ bị phân cách lần đầu tiên. Chính trị Mỹ không phải lúc nào cũng phân cực như bây giờ. Thang đo phân cực của Keith T. Poole và Howard Rosenthal trong chương trước cho thấy hai đảng, trong giai đoạn giữa cuộc nội chiến 1865 kết thúc và đến lúc thế chiến thứ Hai bùng nổ, cũng đã cách xa nhau như hiện nay. Chính trị Mỹ đã rất phân cực. Thời gian giữa 1940 và 1970, khoảng cách này tạm thời gần lại trước khi nó tăng dần cho đến ngày hôm nay. Nói khác, sự phân cực là hiện tượng bình thường suốt phần lớn lịch sử Mỹ. Nhưng tại sao Hoa Kỳ ít phân cực hơn trong giai đoạn 1940 -1970? Để hiểu cái gì làm ra sự khác biệt giữa giai đoạn đó và ngày nay, chúng ta phải xem đến thành phần của hai đảng vào thời điểm đó – những cử tri nào họ kêu gọi, nhắm đến và tại sao – cùng những thay đổi lớn mà các đảng đã trải qua. Trong chương này, tôi sẽ đưa ra một số thí dụ cho chúng ta thấy được tại sao sự phân cực giảm đi và cái gì đã làm nó tăng trở lại. Những thay đổi có thể được tóm tắt như sau:



1.Trong giai đoạn từ 1933 đến 1945, tổng thống dân chủ nổi tiếng Franklin Delano Roosevelt đã đảo lộn các liên minh cử tri cũ ở Mỹ. Việc này làm thay đổi bộ mặt tương lai của cả hai đảng. 2.Đến những năm 1960, đảng Cộng Hòa đã thực hiện một số bước để trở thành đảng bảo thủ hoàn toàn. Trong khi đó, một số rất đông người dân chủ cũng muốn đảng Dân Chủ trở thành một chọn lựa tự do cho cử tri. 3.Quan điểm tự do của người dân chủ đối với cuộc tranh đấu dân quyền và chính sách giá trị khiến cử tri dân chủ thuộc các tiểu bang miền nam bắt đầu “di cư” sang đảng Cộng Hòa. 4.Hai đảng công bố rõ lập trường tư tưởng. Cử tri hai bên thay đổi đảng. Chia rẽ chính trị bắt đầu và từ đó sự phân cực ngày càng tăng.



Nguồn gốc đảng phái



Hiện nay, bản Tuyên Ngôn Độc Lập và Hiến Pháp Hoa Kỳ được bảo vệ cẩn thận trong Bảo Tàng Lưu Trữ Quốc Gia ở Washington D.C. Toà nhà này được cho là một trong những di tích được bảo tồn kỹ lưỡng nhất có từ thời đế chế La Mã, Pantheon in Rome. Bảo Tàng Lưu Trữ Quốc Gia gần đây được cải tạo với giá hơn 1 tỷ NOK. Chỉ riêng hệ thống an ninh đã tốn trên vài trăm triệu kroner. Ngay cả những người làm việc ở đây cũng không biết nơi cất giữ các tài liệu vào ban đêm. “Chúng chỉ biến mất dưới lòng đất. Tôi không biết chúng ở đâu”, hướng dẫn viên cho tôi biết khi tôi đến đến thăm toà nhà. ” Chúng tôi gọi căn phòng là đền thờ linh thiêng hay The Shrine”, một người bảo vệ nói đùa như vậy.



Khi nghĩ đến những cuộc tranh luận xoay quanh hiến pháp huyền thoại trong nền chính trị Hoa Kỳ, tôi cho rằng cách bảo tồn các tài liệu rất đáng thất vọng. Qua nhiều thế kỷ, phần lớn các văn bản đã bị phai màu. Tài liệu hiến pháp còn trong tình trạng khá tốt nhưng bản Tuyên Ngôn Độc Lập rất khó đọc. Mặc dù hàng chữ không rõ ràng, chúng tôi vẫn chắc chắn rằng những người cha của quốc gia Hoa Kỳ không viết bất cứ điều gì về các đảng phái chính trị trong hiến pháp. Tuy vậy các đảng phái được thành lập ngay sau khi Hoa Kỳ đặt ra hệ thống chính trị khoảng năm 1788 (1). Suốt thời gian trước những năm 1860, các đảng phái có nhiều danh xưng và tổ chức khác nhau. Đến năm 1861, khi cuộc nội chiến bùng nổ, đảng Cộng Hòa và Dân Chủ thiết lập hệ thống lưỡng đảng và duy trì cho đến ngày nay (2). Hơn 600 000 nghìn người đã chết trong cuộc chiến tranh này. Cuộc nội chiến kết thúc với chiến thắng của Lincoln và miền Bắc nhưng để lại vết thương sâu trong tâm hồn người Mỹ. Phải mất thời gian dài để xóa nhòa sự chia rẽ giữa Bắc và Nam và mối bất hòa trong quan hệ giữa hai đảng.



Sau cuộc chiến, Hoa Kỳ bước vào giai ₫oạn “tái thiết”, hay “Reconstruction”. 80 năm sau cuộc chiến là thời gian tập trung vào việc xây dựng đất nước, của cách mạng công nghiệp, các tiến bộ công nghiệp lớn, chiến tranh thế giới, cấm mua bán sản xuất rượu bia (3) và cuộc suy thoái kinh tế vào cuối những năm 1920. Đó là thời của “chính trị cơ giới”(Machine politics). Đây có nghĩa là trung tâm quyền lực chính trị đã lớn mạnh và tìm ra nhiều cách khác nhau để tổ chức cử tri thành những khối lớn hầu dễ bề kiểm soát. Những “ bộ máy “ này sử dụng tham nhũng, sự đe dọa, các dịch vụ, quảng cáo và các phương tiện mờ ám khác để bảo đảm quyền lực chính trị. Phần lớn công việc này do những người trung gian đảm nhiệm ở thành phố hay cấp tiểu bang, nhằm kết nối các cử tri địa phương với các đảng phái quốc gia. Nổi bật nhất là Tammany Hall thuộc đảng Dân Chủ, một liên minh ở New York, có quyền lực đáng gờm trong đảng hơn nửa thế kỷ. Đám trung gian của “ bộ máy”rất phi dân chủ, rất bí mật và đôi khi áp dụng bạo lực. Tuy nhiên, để bảo đảm cho hệ thống của riêng mình, họ chọn giải pháp hòa bình hơn bằng cách chiêu mộ các ứng cử viên chính trị, tìm kiếm thỏa hiệp, bảo vệ quan điểm và tiếng nói cực đoan. Mặc dù phạm nhiều sai lầm, bọn tham nhũng này cũng đã cho nước Mỹ một thứ quan trọng: đó là sự ổn định (4).



Phần lớn dân số, như phụ nữ và người Mỹ gốc Phi châu, không có quyền đầu phiếu. Các cử tri cùng nhóm đi bầu chung. Tammany Hall, chẳng hạn, xây dựng căn cứ quyền lực bằng cách giảm thiểu số người di dân Irland. Các phe phái thống trị hệ thống chính trị và hoạt động như băng nhóm mafia: hoặc bạn ở bên trong hoặc bạn ở bên ngoài. Khi ở bên trong, bạn phải bỏ phiếu theo cách đảng yêu cầu. Kết quả là sự chia rẽ giữa hai đảng kéo dài đến Thế chiến thứ Hai.



Trong bóng tối của Roosevelt



Phía Đông quảng trường Tòa Thị Chính ở Oslo, ngay bên dưới pháo đài Akershus, một người đàn ông ngồi nhìn ra bến tàu Aker. Trong bóng tối người ta chỉ nhìn thấy bóng dáng và thế ngồi quen thuộc của một vị tổng thống đã dành phần lớn cuộc đời mình trên chiếc xe lăn vì bệnh bại liệt. Không phải ngẫu nhiên Franklin Delano Roosevelt có được một trong những vị trí quan sát tốt nhất trong thành phố. Bức tượng được dựng lên sau một chiến dịch vận động tài chính cấp quốc gia (mỗi người đóng 1 kroner) sau khi chiến tranh chấm dứt, để tỏ lòng biết ơn của Na Uy đối với sự nhiệt tình của tổng thống, nhất là sự giúp đỡ của Hoa Kỳ trong thời gian chiến tranh.



Trong giai đoạn giữa cuộc nội chiến kết thúc năm 1865 và những năm 1930, người cộng hòa thường chiếm đa số trong Quốc Hội. Trong thời kỳ này, đảng Cộng Hòa thống trị nền chính trị Mỹ. Một biến chuyển đột ngột xảy ra vào năm 1933 khi Franklin Delano Roosevelt, thường được gọi là FDR, được bầu làm tổng thống thứ 32 của đất nước. Điều đáng kinh ngạc là Roosevelt đã đắc cử liên tiếp bốn lần. Việc này giúp đảng Dân Chủ giành được đa số gần như liên tục trong Quốc Hội giữa Thế chiến thứ Hai và thập niên 1960 (5).



Để đối phó với cuộc suy thoái kinh tế ở Hoa Kỳ, Roosevelt đã khởi xướng chương trình cải cách The New Deal. Đây là một loạt biện pháp của chính phủ nhằm vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính đồng thời cũng đề khai triển quy mô lớn các chương trình phúc lợi mới. The New Deal ₫ã thay đổi xã hội Mỹ bằng cách trao cho nhà nước vai trò lớn hơn trong cuộc sống của mọi người. Nó đã gây ra tranh cãi trong vùng đất của chủ nghĩa cá nhân. Những người ủng hộ nói rằng các biện pháp phúc lợi là cần thiết cho một nước Mỹ đang phát triển và hiện đại trong khi các người chỉ trích tin rằng nó đang lôi quốc gia về hướng chủ nghĩa xã hội và đó là sự phát triển tiêu cực.



Mặc dù chống lại sự thay đổi, rất nhiều chính trị gia cộng hòa vẫn phải chấp nhận tiền đề chính của người dân chủ: cụ thể là hầu hết các biện pháp phúc lợi được giữ lại. Rất lâu trước khi hiện tượng “#ME TOO” nổi lên ở Mỹ, những chính trị gia này cũng bị gọi là những “người cộng hòa ME TOO” vì họ lần lượt phát biểu “ Tôi cũng vậy” và ủng hộ biện pháp của Roosevelt. Thay vì tìm cách hủy bỏ nhà nước phúc lợi, những người cộng hòa ôn hòa đã cố gắng hướng dẫn cử tri cách duy trì và phát triển tốt hơn các sáng kiến phúc lợi.



Hiện nay, chúng ta chấp nhận đại đa số những người Mỹ tự cho mình là tự do thuộc về đảng Dân Chủ. Cũng tương tự, bảo thủ là người cộng hòa. Nhưng đây không phải là trường hợp trong thời kỳ hậu chiến, lúc cả hai đảng có sự pha trộn khó hiểu do sự hiện diện của các đại diện dân cử và cử tri tự do lẫn bảo thủ. Đảng Dân Chủ chưa thống lãnh được ở thành phố và vẫn tiếp cận được với nhiều cử tri trong nước. Đảng Cộng Hòa, vốn có truyền thống là đảng của miền Bắc, vẫn đứng vững ở khu vực thị thành.



Hoàn toàn khác với ngày nay, khi đó đảng Dân Chủ có một phe chính trị bảo thủ đến từ các tiểu bang miền Nam. Khu vực này được gọi là The Solid South và người dân chủ luôn tin tưởng sẽ thắng ớ đó. Chẳng hạn tiểu bang Arkansas luôn bỏ phiếu cho đảng Dân Chủ trong 23 cuộc bầu cử tổng thống từ năm 1876 đến 1964. Đồng thời nhiều chính trị gia cấp tiến cũng thuộc về đảng Dân Chủ. Đặc biệt trong vấn đề chủng tộc, các chính trị gia đó khác với những người anh em miền Nam của họ và đảng Dân Chủ dần cũng thay đổi bản sắc.



Phía bên kia, nội bộ đảng Cộng Hòa cũng lục đục không kém: Hai phe trong đảng cãi nhau nhau về chính sách và những giá trị cốt lõi của đảng. Đảng Dân Chủ chia rẽ vì vấn đề sắc tộc và vấn đề này cũng gây ra sự phân cách giữa những người cộng hoà (6).Tuy nhiên vấn đề gây sóng gió nhất là đảng Cộng Hòa nên bảo thủ đến mức độ nào và làm sao để đối phó với sự thống trị của Roosevelt. Không phải ai cũng hài lòng với hiện tượng ME TOO. Trong nhiều thập niên sau chiến tranh, cánh hữu cộng hòa luôn cố gắng đề cử các ứng cử viên tổng thống bảo thủ nhưng đều thất bại trước nhóm cộng hòa ôn hòa, được gọi là “ nhóm tinh hoa phía Đông”, một thuật ngữ dùng cho người dân chủ ngày nay.



Cánh hữu không có ấn tượng tốt đối với những gì các chính trị gia ôn hòa trong đảng đạt được khi họ đọ sức với các ứng cử viên dân chủ. FDR thắng đối thủ ôn hòa Thomas Dewey của đảng Cộng Hòa dễ dàng năm 1944 và người này cũng lại bất ngờ thua người kế nhiệm FDR bốn năm sau . Không tin người dân chủ Harry Truman có thể chiến thắng, tờ báo Chicago Tribune tung tin với nhan đề “ Dewey đã đánh bại Truman” trước đêm bầu cử chấm dứt. Sáng hôm sau, một Truman đứng mỉm cười chụp ảnh với trang nhất tờ báo đăng tin vịt trong tay. Sau thất bại này đến thất bại khác, một người thuộc cánh hữu trong đảng Cộng Hòa lao vào cuộc chiến trong những năm 1960.



Barry Goldwater



Gió đổi chiều sang cánh phải với sự xuất hiện của thượng nghị sĩ bảo thủ Barry Goldwater. Là cựu doanh nhân ở Arizona, Goldwater đã làm cho mình nổi tiếng bằng cách tổ chức nhóm tinh hoa tài chính địa phương chống lại The New Deal. Goldwater phê phán gay gắt sức mạnh của công đoàn và sợ nhất phúc lợi xã hội có thể làm suy yếu “ tính cách Mỹ” và hạn chế tự do cá nhân. Theo Goldwater, nó sẽ khiến người ta lười biếng hơn và mất kiểm soát cuộc sống của chính mình. Để chống lại những thay đổi như vậy, ông muốn tiếng nói bảo thủ trong xã hội phải rõ ràng và ít bị lấn át hơn. Quan điểm này hoàn toàn phù hợp với mong muốn của cánh hữu và là một chọn lựa tốt nhất để thay thế Roosevelt và đảng Dân Chủ (8).



Năm 1960, Goldwater xuất bản quyển sách Conscience of a Conservative, đưa ra công thức làm thế nào cánh phải có thể vạch ra đường lối rõ rệt tiến về phía trước. Cuốn sách rất thành công và là một trong những tuyên ngôn chính trị được đọc nhiều nhất thời đó ở Hoa Kỳ (9).



Một trong các cách tham gia là tóm tắt các ý tưởng bảo thủ sao cho chúng dễ tiếp cận với cử tri hơn (10). Từ việc làm này, Goldwater tự tuyên bố mình có thể trở thành ứng cử viên tổng thống. Cánh hữu ôm chầm ngay lấy ông. Sau trận chiến đề cử năm 1964, lần đầu tiên cánh tự do, còn gọi là “nhóm tinh hoa phía Đông”, phải nhường sân cho cánh hữu ngay trong đảng của mình: Goldwater trở thành ứng cử viên tổng thống cộng hòa chống lại ứng cử viên dân chủ Lyndon Johnson (11). Chiến dịch bầu cử diễn ra sau đó là một thất vọng lớn cho vị thượng nghị sĩ của tiểu bang Arizona.



Giống như Hillary Clinton đã tái chế nhiều lập luận của đảng Cộng Hòa và dùng chúng để chống Trump vào năm 2016, Lyndon Johnson trước kia cũng dùng lại nhiều lập luận của cánh cộng hòa ôn hòa để bắn phá Goldwater. Đảng Dân Chủ mô tả Goldwater là kẻ cực đoan nguy hiểm, người có thể dẫn dắt Hoa Kỳ vào cuộc chiến tranh hạt nhân chống Liên Sô. Khi đêm bầu cử kết thúc, Johnson đạt mức kỷ lục với 61,9% số phiếu. Đảng Dân Chủ có 16 triệu lá phiếu nhiều hơn Goldwater, một tỷ lệ chiến thắng lớn nhất trong lịch sử quốc gia.



Chiến dịch tranh cử của Goldwater là một thảm họa cho đảng Cộng Hòa, nhưng cũng không mất nhiều thời gian trước khi họ trở lại đúng hướng. Trong cuộc bầu cử tiếp theo hai năm sau đó, vào năm 1966, đảng này đã đạt được kết quả khả quan nhất sau hai mươi năm. Một trong những người đã thắng cuộc bầu cử địa phương trong cuộc bầu cử giữa kỳ là Ronald Reagan. Ông trở thành thống đốc của tiểu bang California. Reagan là diễn viên truyền hình Hollywood. Ông rất được ưa chuộng, có quá khứ từ đảng Dân Chủ và ủng hộ tích cực phong trào công đoàn. Mặc dù vậy, ông đã làm đảng Cộng Hòa nổi bão hai năm trước, khi ông đứng về phía Goldwater và đọc một bài diễn văn trên truyền hình trong chiến dịch tranh cử. Bài diễn văn có tên “A Time for Choosing” đã làm Reagan trở thành khuôn mặt chính trị nổi tiếng chỉ qua một đêm. Chính màn trình diễn này đã thúc đẩy những thành phần nòng cốt trong đảng Cộng Hòa khuyến khích Reagan ra ứng cử chức thống đốc tiểu bang (13). Cho dù chiến dịch bầu cử của Goldwater kết thúc tệ hại đến độ nào vào năm 1964, đảng Cộng Hòa cũng đã phát hiện được tổng thống tương lai Reagan. Vì thế, Goldwater được gọi là “ ứng cử viên thất cử nhưng đã thắng trong tương lai”(14).



Reagan được nhiều người Cộng Hòa ưa thích nhưng chỉ trở thành ứng cử viên của đảng lần đầu vào năm 1980 (15). Trong cuộc bầu cử tổng thống, ông đã đè bẹp ứng cử viên tổng thống dân chủ Jimmy Carter và thắng 44 trong số 50 tiểu bang. Chiến thắng này xác định cuộc xung đột giữa hai lực lượng ôn hòa và bảo thủ trong đảng Cộng Hòa chấm dứt. Từ vai trò chỉ đạo đường lối chính trị của đảng qua cách lựa chọn ứng cử viên, nhóm ôn hòa trở thành thiểu số trong đảng. Những người cộng hòa ôn hòa “ME TOO” bị gạt ra khỏi đảng.



Quan điểm bảo thủ nở rộ dưới thời Goldwater và được Reagan hoàn tất, đã khởi động mạnh vòng xoáy thiên hữu trong hệ tư tưởng của đảng. Đảng Cộng Hòa chuyển hẳn về bên phải và những người dân chủ cũng định rõ chính sách của mình.



Đảng Dân Chủ với những thập niên hỗn loạn



Ngày nay đảng Dân Chủ liên kết với các cử tri thành thị và các nhóm thiểu số. Trường hợp này không thường xuyên. Trong thời kỳ thành công của Franklin Delano Roosevelt, đảng Dân Chủ đã cố gắng hợp nhất cơ sở cử tri truyền thống của họ ở các tiểu bang miền Nam với cử tri nữ, nông dân, cử tri công đoàn, người nhập cư, người già, tôn giáo và sắc dân thiểu số cùng giới bình dân. Thành công của Roosevelt đã giúp đảng Dân Chủ giành được cử tri trên toàn quốc. Tuy nhiên, các nhóm cử tri khác nhau này có quá nhiều quyền lợi và giá trị khác nhau khiến liên minh bị đe dọa sụp đổ sau khi tình hình kinh tế được cải thiện. Nhưng không chỉ riêng sự cải thiện nền kinh tế đe dọa thỏa thuận nội bộ giữa những người dân chủ . Người ta có thể tạm chia đảng Dân Chủ trong Quốc Hội ra làm hai cánh: một bên là những đảng viên dân chủ bảo thủ miền Nam, thường được gọi là “The Dixiekrats”, một bên là các đảng viên còn lại (16). Hai cánh hoàn toàn không đồng ý với nhau về vấn đề chủng tộc và quyền công dân (17).



Những người dixiecrats muốn duy trì một cộng đồng miền Nam tách biệt và sẵn sàng bỏ phiếu thông qua các dự luật đề ra để bảo vệ chuyện này cùng với người cộng hòa trong Quốc Hội (18). Quyền lực chính thức trong Quốc Hội gắn liền với thâm niên và vì đảng Dân Chủ luôn thắng ở các tiểu bang miền Nam nên các chính trị gia bảo thủ thường giữ chức vụ lâu và có nhiều quyền lực. Việc này giúp cánh bảo thủ trong đảng ngăn chặn được những thay đổi lớn trong vấn đề chủng tộc.



Mặc dù có những bất đồng nội bộ, vào những thập niên sau Thế chiến thứ Hai, đảng Dân Chủ đã thành công gần như không bị gián đoạn với việc giữ được đa số trong lưỡng viện Quốc Hội. Ngoại trừ thời gian tám năm dưới sự lãnh đạo của vị tổng thống cộng hòa ôn hoà Dwight Eisenhower, giữa những năm 1933 – 1969, luôn luôn có một người dân chủ sống ở số 1600 Đại Lộ Pennsylvania, địa chỉ biểu tượng của Nhà Trắng. Trong khi chính sách của người cộng hòa thay đổi do nội lực, những người dân chủ tìm cảm hứng từ giới hàn lâm. Mùa Thu năm 1950, American Political Science Association (APSA) công bố một báo cáo có tên là ” Hướng về một hệ thống lưỡng đảng có trách nhiệm hơn”( Toward a More Responsible Two- Party System ). Báo cáo cảnh báo các đảng phái chính trị quá phân tán, thiếu tập trung. Việc này làm “chính trị cơ giới” vẫn tồn tại qua các cơ cấu quyền lực ở địa phương khắp nước. Do quyền lực không tập trung, hai đảng quốc gia không thể cầm quyền theo chương trình nhất quán đã vạch ra. Hậu quả là sự mơ hồ và cử tri không thể hiểu rõ đường lối của hai đảng thực sự như thế nào. Vì vậy bản báo cáo đề nghị cả hai đảng chính trị phải xác định rõ dự án tư tưởng của họ với cử tri và không cần lo sợ việc này sẽ làm tăng thêm sự phân cực (19). Theo APSA, những người dân chủ phải dám chứng tỏ họ là người tự do. Người cộng hòa bảo thủ cũng phải có cùng thái độ.



Nhiều người dân chủ đồng ý với những kết luận trong báo cáo. Trong mắt họ, đảng Dân Chủ nên tự do hơn. Thời gian giữa những năm 1910 đến 1970, hơn 6 triệu người Mỹ da đen di cư từ các tiểu bang miền Nam đến các khu vực khác trong nước. Nhiều người đến các thành phố lớn ở miền đông bắc Hoa Kỳ. Phần lớn trong số họ đã bỏ phiếu cho đảng Dân Chủ. Ngoài ra, liên minh lớn của Franklin Delano Roosevelt đã đưa thêm một số nhóm lợi ích đô thị vào đảng, và cùng với các cử tri người Mỹ gốc Phi, họ đã cố gắng bẻ đảng Dân Chủ về cánh tả. Việc này làm các chính trị gia dân chủ từ các khu đô thị phía đông bắc trở thành đối cực với các chính trị gia dân chủ da trắng bảo thủ ở các tiểu bang miền Nam. Các lực lượng tự do đã cố gắng làm một cái gì đó trong tình trạng này. Năm 1944, Franklin Delano Roosevelt cố thuyết phục cựu ứng cử viên tổng thống đảng Cộng Hòa Wendell Willkie cùng thành lập một đảng chính trị mới. Mục đích của Roosevelt là thành lập một đảng mới với lực lượng ôn hòa từ những người dân chủ và cộng hòa. Thật không may cho Roosevelt, Willkie đã chết trước khi kế hoạch được thực hiện (20). Sau đó, vào những năm 1950, ứng cử viên tổng thống tự do của đảng Dân Chủ Adlai Stevenson đã lôi kéo nhiều lực lượng cấp tiến vào đảng. Một trong những số đó là Paul Butler, người vào năm 1955 đã trở thành lãnh đạo của Ủy Ban Quốc Gia Dân Chủ (The Democratic National Committee , DNC), có trách nhiệm quản lý công việc hàng ngày của đảng. Butler đã cố gắng nhiều lần thành lập các ủy ban chương trình ngoài Quốc Hội nhằm làm rõ chính sách tự do của đảng nhưng gặp sự cản trở của các đảng viên dân chủ ở Thượng Viện. Trước khi trở thành tổng thống, Lyndon Johnson là một trong những người này. Johnson và phe cánh tin rằng chủ trương cấp tiến sẽ làm mất lòng nhóm cử tri bảo thủ và các đảng viên dân chủ trong Quốc Hội và khiến đảng sẽ bị mất vị trí quyền lực. Nhưng những người cấp tiến cho đó là lợi thế. Việc thiếu sự đồng nhất trong quan điểm giữa những người dân chủ hay cộng hòa ngay chính trong đảng của họ sẽ tạo ra hiệu ứng ôn hòa trong chủ trương chính sách (21). Điều hơi mỉa mai là vào giữa những năm 1960, Johnson lại đại diện cho “những khoảng khắc tự do” của Hoa Kỳ với một số cải cách phúc lợi. Tuy nhiên chuyện này không nhất thiết dẫn đến những thay đổi ngay lập tức trong nội bộ đảng. Cả Roosevelt lẫn Butler, không ai thành công với dự án tư tưởng của mình. Nhưng đây chỉ là vấn đề thời gian trước khi cuộc xung đột giữa những người dân chủ bảo thủ miền Nam và số còn lại trong đảng sôi sục. Cuộc đấu tranh dân quyền đã quyết định sự thay đổi này.



Ngay từ năm 1868, luật pháp liên bang đã quy định người Mỹ da đen phải được đối xử như người da trắng và một thời gian ngắn sau đó, người Mỹ gốc Phi châu được quyền bỏ phiếu. Nhưng rất tiếc không phải mọi tiểu bang đều tuân theo luật. Sau cuộc nội chiến, sự phân biệt và khác biệt đối xử vẫn phổ biến, đặc biệt ở các tiểu bang miền Nam. Sự khác biệt đối xử được hợp pháp hóa bằng các quy định ở địa phương được gọi là luật Jim Crow, và phân biệt chủng tộc là một phần của cuộc sống hàng ngày. Như tôi đã đề cập trong chương 1, năm 1925, Ku Klux Klan đã huy động hơn 25000 người mặc áo khoác trắng xuống đường diễu hành ở Washington D.C (22).



Bất chấp những phản đối và bạo loạn, những người tranh đấu cho dân quyền đã thắng sự phân biệt trong các trường đại học và nơi công cộng ở các tiểu bang miền Nam. Năm 1962, 200000 người đã tụ tập tại The Mall ở Washington để nghe Martin Luther King Jr. diễn thuyết. Hai năm sau, đạo luật về quyền công dân (Civil Rights Act) được Quốc Hội thông qua. Đạo luật cấm sự phân biệt dựa trên chủng tộc, màu da, tôn giáo, giới tính hay quốc tịch. Ngày nay, đạo luật này được coi là một trong những quyết định quan trọng nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Năm sau, Quốc Hội thông qua thêm đạo luật quyền bỏ phiếu (The Voting Rights Act). Cuối cùng luật phân biệt chủng tộc Jim Crow bị hủy bỏ. Nhiều đảng viên cộng hòa bỏ phiếu cho sự cải cách (23) nhưng các cử tri bảo thủ miền Nam lại phản ứng chủ yếu với những đảng viên dân chủ đắc cử trong khu vực. Ngày càng có nhiều người xét lại lòng trung thành của mình đối với đảng Dân Chủ.



Những bước tiến bộ trong cuộc đấu tranh cho dân quyền đã làm sự chia rẽ trong đảng trở nên tồi tệ thêm (24). Một trong những người khai thác các bất đồng là thống đốc George Wallace. Ông là đảng viên dân chủ từ Alabama và đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử thống đốc năm 1962 với khẩu hiệu “ Hãy đứng lên vì Alabama”(Stand Up for Alabama). Wallace tự nhận mình là người ủng hộ sự phân biệt và tuyên bố trong bài phát biểu nhiệm chức “phân biệt hôm nay, phân biệt ngày mai, phân biệt mãi mãi”(25). Năm 1963, Wallace tạo cơn sóng gió khi ông ngăn chặn không cho hai học sinh da đen trúng tuyển vào University of Alabama, đại học cuối cùng dành riêng cho sinh viên da trắng trong nước (26). Trước ống kính máy quay phim của đài truyền hình, tổng thống John F. Kennedy truyền thông điệp nói rõ là vệ binh quốc gia sẽ đến chuyển Wallace đi nơi khác. Cuối cùng thống đốc bỏ cuộc nhưng trở thành người nổi tiếng khắp nước.



Wallace đã thử ra ứng cử tổng thống nhiều lần, đầu tiên với tư cách là người dân chủ. Năm 1968, ông là ứng cử viên đại diện cho American Independent Party, một đảng chính trị mới thành lập. Trong khi nhiều người coi ông như người cộng hòa, ông cũng giống như người dân chủ New Deal. Theo nghĩa nào đó, ông là tiền thân của nhà dân túy người Pháp Marine Le Pen: một người theo chủ nghĩa dân túy đã “lấy cắp” cử tri của cả hai bên. Mặc dù Wallace tập trung vào cử tri cộng hòa, những người dân chủ da trắng cũng thích ông (27). Bằng chứng là một số cử tri trước kia đã bỏ phiếu cho Franklin Delano Roosevelt, đặc biệt ở các tiểu bang miền Nam, dần dần chuyển sang đảng Cộng Hòa.



Tương tự như chiến lược của Trump ngày nay, Wallace xây dựng chiến dịch tranh cử của mình quanh chuyện những người da trắng miền Nam đang bị nhà nước liên bang tấn công, trong một quốc gia bị hỗn loạn và tội ác đe dọa. Wallace mô tả trận chiến chống sự phân biệt như cuộc tấn công vào cử tri da trắng (28). Ông khai thác những xu hướng tác động đến một phần quần chúng khiến họ trở nên dè dặt với di sản của Roosevelt. Trong ngày bầu cử, ông không bao giờ tiến được gần đến chiến thắng, nhưng Wallace đã phá vỡ sự thống trị của phe dân chủ ở các tiểu bang miền Nam bằng cách giành được năm tiểu bang trong khu vực. Ngoại trừ Texas, các tiểu bang miền Nam khác đều ngả về Nixon – một dấu hiệu cho thấy Solid South hiện đang đi về hướng phải, do Wallace dẫn đầu. Thành công của Wallace cho thấy nhiều cử tri miền Nam muốn đảng Dân Chủ có chương trình khác và họ đang tìm kiếm sự thay thế.



Bốn năm sau, khi ra tái tranh cử, Nixon đã sao chép một phần cách tiếp cận của Wallace với cử tri da trắng ở miền Nam và thành công (29). Các tiểu bang miền Nam dần trở thành sân nhà của những người cộng hòa.



Sự thay đổi đảng phái của người dân chủ và cộng hòa đánh dấu các hướng đi khác nhau của hai đảng chính trị. Đó là một quá trình mất nhiều thời gian và cũng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác. Một yếu tố ít quan trọng hơn, ví dụ như một số người hưu trí bảo thủ chuyển từ vùng đông bắc Hoa Kỳ về vĩ độ phía nam. Chuyện này làm phe cộng hòa phía nam mạnh hơn nhưng phía bắc yếu đi (30). Thời gian giữa những năm 1968 và 1994, các cử tri bảo thủ đã giúp người cộng hòa tăng cường sức mạnh trong khu vực bằng chi phí của đảng Dân Chủ. Quá trình này hoàn tất sau cuộc bầu cử giữa kỳ năm 2014 : đảng Cộng Hòa chiếm đa số trong mọi nghị trường ở các tiểu bang miền nam, tất cả các vị trí thống đốc và tất cả các ghế đại diện Thượng Viện trong khu vực. Nhưng không phải vì vậy mà sự phân cực ít hơn giai đoạn sau thế chiến thứ Hai. Đồ thị của Pool và Rosenthal cho thấy có đường ranh chia cách về ý thức hệ trong nội bộ đảng, giữa hai cánh bảo thủ và tự do trong cả những người cộng hòa và dân chủ. Thang đo của Pool và Rosenthal hiển thị mức độ phân cực tăng lên rõ rệt khi các cánh này tìm ra đảng chính trị đúng ý mình.



Lý do tại sao cuối cùng các cánh tìm gia nhập một đảng phái chính trị khác là vì trong thời kỳ hậu chiến, có những cuộc tranh luận về ý thức hệ trong nội bộ đảng Dân Chủ và Cộng Hòa. Nhiều người trong cả hai đảng phản đối cách định hướng tư tưởng như vậy. Họ tuyên bố rẳng sức mạnh ở chỗ khi cả hai đảng có nhiều cánh khác nhau và việc các đảng xây dựng trên các yếu tố thực tế sẽ đem lại sự ổn định cho nền chính trị Hoa Kỳ. Tiếng nói này đã giành chiến thắng trong nhiều thập niên sau thế chiến thứ Hai nhưng thua sau trận chiến lâu dài chống lại những người ủng hộ ý thức hệ.



Phong trào bảo thủ muốn tiếp quản đảng cộng hòa được thượng nghị sĩ bảo thủ Barry Goldwater thúc đẩy mạnh và đạt tới đích với chiến thắng của Ronald Reagan trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1980. Cánh bảo thủ trong đảng được sự trợ giúp của cử tri da trắng ở các tiểu bang miền nam (31). Họ bỏ phiếu cho những người cộng hòa bảo thủ miền nam từ những nơi trước kia là vùng đất của các đại diện dân chủ. Việc này tạo thêm sức mạnh cho chủ trương mới của đảng Cộng Hòa.



Những người dân chủ cũng không đồng ý với đường lối tiến về phía trước của đảng. Nhiều lần trong thời kỳ hậu chiến, cánh cấp tiến có chủ trương tự do hơn, đặc biệt về vấn đề dân quyền. Trong việc truyền bá quan điểm, họ không thành công nhiều như Goldwater nhưng cũng đủ làm cử tri miền nam suy nghĩ. Khi đảng Dân Chủ chuyển hướng, cử tri bảo thủ chuyển sang ủng hộ đảng Cộng Hòa. Đảng Dân Chủ trở nên tự do hơn vì đại diện các nhóm thiểu số tự do được bầu vào Quốc Hội (32).



Ngày nay chúng ta biết đường đi của hai đảng đã dẫn đến đâu sau những năm 1960. Phương pháp đo ý thức hệ trong chương trước cho thấy sự chia rẽ giữa hai đảng càng lúc càng nhiều. Chuyện này xảy ra vì cử tri bảo thủ gia nhập đảng Cộng Hòa đồng thời cũng vì giới tuyến giữa hai đảng rõ ràng hơn. Mặc dù sự phân loại cử tri đôi khi cũng gây ra ảnh hưởng nhưng đây không phải là nguyên nhân khiến hai đảng có quá nhiều quan điểm chính trị khác nhau (33). Những đường phân chia này, ranh giới của sự khác biệt, đã có từ nhiều thập niên. Chúng được tạo ra bởi các chính trị gia và các nhóm lợi ích vốn thường có những động lực và mục đích riêng. Trong chương tới chúng ta sẽ xem đến một trong số những chính trị gia này: Newt Gingrich.

DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật (20-04-2024)
    Cần đảm bảo quyền lợi cho mọi học sinh trường Quốc tế Mỹ (11-04-2024)
    Học ngành Sư phạm tiếng Trung có lo thất nghiệp? (10-04-2024)
    Hơn 101.000 học sinh tập dượt cho kỳ thi TN THPT đầu tiên của Chương trình mới (12-03-2024)
    TP Hồ Chí Minh: Phụ huynh 'nín thở' chờ thông tin thi khảo sát vào lớp 6 trường chuyên (08-03-2024)
    Nữ sinh Việt thi đâu thắng đó, tốt nghiệp đại học Séc với GPA cao nhất lịch sử (06-03-2024)
    Sự trỗi dậy của các câu lạc bộ sách dành cho giới trẻ (29-02-2024)
    Ai được dự thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội? (18-02-2024)
    Nữ sinh Tây Nguyên phá kỷ lục siêu trí nhớ thế giới (15-02-2024)
    Nữ sinh Hà Nội bị cắt quần do không mặc đồng phục, nhà trường nói gì? (21-01-2024)
    Nam sinh Phú Yên giành vé đầu tiên vào chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm 2024 (07-01-2024)
    Chính thức bỏ thi thăng hạng viên chức (15-12-2023)
    Tiến sỹ ngân hàng bị lừa hơn 470 triệu đồng mà không dám kêu ai (14-12-2023)
    Nhà văn Di Li: Tôi mất 15 năm để ngẫm nghĩ về 'Tật xấu người Việt' (09-12-2023)
    79 công trình khoa học được vinh danh trong Sách vàng Sáng tạo Việt Nam (06-12-2023)
    Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng thăm Đại học Kyushu của Nhật Bản (30-11-2023)
    Bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của người Ê Đê ở Tây Nguyên (19-11-2023)
    Sau một tuần mở cổng đăng ký: 'Đấu trường' trí tuệ nhân tạo hàng đầu Việt Nam thu hút hơn 700 đội thi (13-11-2023)
    Việt Nam có nữ giáo sư Toán học thứ 3 (07-11-2023)
    Giáo sư, phó giáo sư trẻ nhất vừa được công nhận năm 2023 là ai? (06-11-2023)

Các bài viết cũ:
    CƠN ÁC MỘNG MỸ (2) (20-03-2019)
    CƠN ÁC MỘNG MỸ (13-03-2019)
    DONALD TRUMP  (01-03-2019)
    Nỗi buồn chiến tranh hay phía tây không có gì lạ (03-11-2018)
    Tôn trọng khác biệt làm nên hạnh phúc (20-10-2018)
    Từ tiểu thuyết của Nguyễn Công Hoan đến Chuyện tình Lan và Điệp (06-10-2018)
    Homo Deus: Tương lai có thuộc về loài người? (04-10-2018)
    Tiểu thuyết nổi tiếng với tựa một chữ “V.” ra mắt độc giả Việt Nam (25-09-2018)
    Những điều Cha Mẹ có thể học được từ "Giết con chim Nhại" (22-09-2018)
    THẾ GIỚI CỔ TÍCH U SẦU ĐẸP ĐẼ CỦA OSCAR WILDE (16-09-2018)
    TẠI SAO ĐỌC TÁC PHẨM KINH ĐIỂN (03-09-2018)
    HENRYK SIENKIEWICZ-NHÀ VĂN LỚN CỦA BA LAN VÀ THẾ GIỚI (30-08-2018)
    Vào Thu - Nhớ Về Chị (23-10-2017)
    Như Cỏ Xót Xa Đưa (14-09-2017)
    Cảo thơm lần giở: Rabelais nghĩ gì? (19-08-2017)
    Trở lại Paris (02-06-2017)
    Có một làng người Việt trên đất Ba Lan (30-05-2017)
    Giữ trọn lời thề cỏ may (16-04-2017)
    Sách về hành trình tìm tự do của nô lệ Mỹ giành giải Pulitzer 2017 (11-04-2017)
    Khát vọng và tình yêu của Giang Nam (19-03-2017)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152795311.